Yếu tố nào tác động tới giá Sơn epoxy 2 thành phần
Sơn epoxy 2 thành phần được nhiều khách hàng và chủ đầu tư tin dùng bởi chất lượng tốt và đem lại tính thẩm mỹ cao cho công trình. Một trong những vấn đề khiến nhiều chủ đầu tư băn khoăn khi chọn mua sơn epoxy là giá sơn 2 thành phần đắt hay rẻ. Để giúp khách hàng giải đáp thắc mắc trên, Tín Phát xin chia sẻ những thông tin chi tiết về dòng sơn này giúp bạn nắm được giá sơn epoxy chính xác nhất.
Cấu tạo trong sơn epoxy 2 thành phần
Sơn 2 thành phần là gì? Sơn epoxy 2 thành phần có cấu tạo từ thành phần A (phần sơn) và B (chất đóng rắn). Theo tiêu chuẩn quy định trong mỗi thùng sơn, hai thành phần này sẽ được sản xuất và đóng gói riêng biệt.
Hai thành phần trong sơn epoxy đều có chức năng riêng. Trong đó, thành phần A có tác dụng che khuyết điểm và chứa các hạt tạo màu có tác dụng làm tăng tính thẩm mỹ cho công trình. Thành phần B có vai trò tạo sự chắc chắn và tăng hiệu quả chịu lực cho nền nhà.
Ưu và nhược điểm của sơn epoxy 2 thành phần
Nắm được những ưu – nhược điểm của sơn epoxy 2 thành phần sẽ giúp khách hàng có cái nhìn chi tiết hơn khi lựa chọn dòng sơn cũng như giá sơn 2 thành phần phù hợp với công trình của mình.
Ưu điểm
– Sơn epoxy 2 thành phần có thể chịu nhiệt lên tới 120 độ C.
– Dòng sơn này đem lại khả năng chịu kiềm và chịu hoá chất cực kỳ tốt, hạn chế ăn mòn tối đa cho bề mặt sàn.
– Sử dụng sơn epoxy 2 thành phần giúp bề mặt sàn chịu được tải trọng lớn, có tính bền và ổn định.
– Đây là loại sơn rất thân thiện với môi trường và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
– Bảng màu sơn 2 thành phần có sự đa dạng, giúp chủ đầu tư lựa chọn được màu sắc theo sở thích, hợp phong thủy.
Nhược điểm
– Vì đây là sơn hai thành phần nên phải đảm bảo tỷ lệ trộn đúng theo tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng sơn tốt nhất.
– Quá trình thi công đòi hỏi thợ phải có tay nghề cao, có hiểu biết và am hiểu về sơn epoxy 2 thành phần.
– Quá trình sơn đông cứng phụ thuộc vào nhiệt độ. Do vậy môi trường thi công rất quan trọng, phải đảm bảo đủ nhiệt độ thì mới đem lại hiệu quả sử dụng như mong đợi.
– Sơn 2 thành phần có khả năng chống tia UV thấp, dễ bị phân hoá dưới ánh sáng mặt trời.
– Mùi sơn có thể dẫn đến khó chịu, một vài trường hợp gây dị ứng.
Những yếu tố ảnh hưởng đến báo giá sơn 2 thành phần
Báo giá sơn 2 thành phần được định giá dựa trên các tiêu chí như loại sơn epoxy, vị trí thi công, chất lượng bề mặt,…
Giá sơn 2 thành phần phụ thuộc vào trọng tải lên trên mặt sàn
Trong trường hợp tải trọng của bề mặt càng lớn thì yêu cầu lớp sơn phải có độ dày phù hợp. Chính vì vậy mà giá sơn hai thành phần cũng sẽ cao hơn so với những bề mặt sơn mỏng.
Chất lượng bề mặt định lăn sơn ảnh hưởng tới giá sơn epoxy
Chất lượng bề mặt định lăn sơn quyết định độ số lượng về vật tư và công nhân. Không phải bề mặt nào cũng giống nhau nên tùy vào đặc điểm và hiện trạng bề mặt sàn mới có thể để định giá sơn 2 thành phần chính xác là bao nhiêu.
Vị trí thi công quyết định tới báo giá sơn epoxy
Vị trí thi công cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới giá sơn epoxy 2 thành phần. Vị trí thi công sẽ xác định được chi phí cho việc đi lại, ăn ở cho thợ thi công. Ví dụ như nếu địa chỉ thi công ở gần với nhà thầu, đơn vị thi công thì chắc chắn báo giá sẽ rẻ hơn so với những địa điểm ở xa. Chính vì vậy mà việc lựa chọn đơn vị thi công chất lượng, uy tín là điều cực kỳ quan trọng cho chủ đầu tư.
Chủng loại sơn tác động tới giá sơn 2 thành phần
Sơn epoxy có phân loại sản phẩm rất đa dạng. Vì thế mà các loại sơn 2 thành phần cũng sẽ có nhiều mức giá khác nhau, đảm bảo nhu cầu sử dụng sản phẩm từ bình dân đến cao cấp cho khách hàng. Chính vì vậy, để được báo giá sơn 2 thành phần chính xác, bạn cần tham khảo và xác định mức giá của các dòng sơn định dùng để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.
Chi tiết từng bước thi công sơn epoxy 2 thành phần
Dưới đây là những bước thi công sơn epoxy 2 thành phần cơ bản mà quý khách hàng có thể tham khảo:
Mài sàn để tạo nhám và chân bám
Bước này có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định đến độ bám và chất lượng của sơn epoxy 2 thành phần với bề mặt sàn.
Vệ sinh kỹ bề mặt sàn
Tiến hành vệ sinh sạch sẽ bề mặt sàn bê tông bằng máy hút bụi công nghiệp cùng các dụng cụ chuyên dụng. Bước này giúp đảm bảo sàn bê tông được sạch sẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi công chất lượng và có thẩm mỹ nhất.
Thi công sơn lót
Thi công sơn lót có tác dụng tạo độ kết dính giữa bề mặt sàn và sơn. Ngoài ra còn có thể ngăn ngừa sự thẩm thấu của nước và hoá chất đổ xuống sàn.
Kiểm tra và xử lý khuyết điểm
Trong trường hợp sàn có các khe nứt, lỗ nhỏ li ti trên bề mặt thì cần xử lý bằng bả vá chuyên dụng để bề mặt sàn có độ phẳng đẹp, không bị lồi lõm.
Thi công lớp sơn thứ 1
Tiến hành trộn sơn theo đúng tỷ lệ mà nhà sản xuất hướng dẫn. Sau đó dùng rulo lăn đều sơn lên bề mặt. Chờ đợi lớp sơn khô từ 2-3 tiếng là có thể sơn lớp tiếp theo.
Thi công lớp sơn thứ 2
Kiểm tra và vệ sinh sạch sẽ bề mặt sàn trước khi thi công lớp sơn hoàn thiện. Sau khi sơn xong lớp thứ 2, bạn cần chờ khoảng 1 ngày là có thể đi lại. Xe cộ sau 72 giờ là có thể di chuyển và hoạt động trên bề mặt sàn.
Với những chia sẻ về giá sơn 2 thành phần mà Tín Phát đã trình bày trên đây, hy vọng rằng bạn đã nắm được nhiều thông tin hữu ích khi tìm hiểu và xác định mua dòng sơn epoxy phù hợp cho dự án của mình. Để được tư vấn và báo giá cụ thể về sơn epoxy chính hãng, bạn có thể để lại thông tin liên lạc tại HOTLINE 0981.473.638 hoặc Website: www.sonsanepoxy.vn. Tín Phát sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp mọi thông tin của quý khách hàng.
Bài viết Yếu tố nào tác động tới giá Sơn epoxy 2 thành phần đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sơn Epoxy Tín Phát.
source https://sonsanepoxy.vn/gia-son-epoxy-2-thanh-phan/
Nhận xét
Đăng nhận xét