5 Bước thi công sơn epoxy tự san phẳng chuẩn theo kỹ thuật
Thi công sơn epoxy tự san phẳng mang đến nhiều lợi ích cho công trình thi công. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách thực hiện các bước thi công sơn epoxy tự san phẳng đạt chuẩn và đúng kỹ thuật. Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong nghề, Tín Phát sẽ giúp bạn tìm hiểu về sơn epoxy cùng quy trình thi công chi tiết của dòng sơn này trong bài viết dưới đây. Mời quý khách cùng đón đọc.
Thi công sơn epoxy tự san phẳng có những ưu điểm gì?
Sơn epoxy tự san phẳng có nhiều đặc tính tốt cho khả năng bảo vệ mặt sàn hiệu quả. Để mang đến nhiều lợi ích lớn cho bề mặt sàn, dòng sơn này phải có rất nhiều ưu điểm tuyệt vời như:
– Sơn epoxy tự san phẳng có độ bám dính cao, chống bụi tuyệt vời cho bề mặt sàn.
– Sơn đem lại khả năng chống hóa chất, axit, bazo. Đặc biệt là khả năng chống thấm nước, dầu mỡ hoàn hảo.
– Tăng cường khả năng chịu lực, trọng lượng, chống trơn trượt và chống tĩnh điện hiệu quả cho bề mặt sàn.
– Bảng màu sơn epoxy chống thấm đa dạng, có thể sơn độ dày hoặc khi cần thiết
– Đảm bảo bề mặt sơn bằng phẳng tuyệt đối, không có khe nứt nên mang lại giá trị thẩm mỹ cao.
– Khi đổ một lớp sơn epoxy xuống sàn, lớp sơn này sẽ tự động chảy đều hình thành nên một màng sơn sáng bóng, sang trọng.
– Sơn epoxy tự san phẳng là dòng sơn đạt tiêu chuẩn cho phòng sạch và những môi trường yêu cầu đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nhờ khả năng kháng khuẩn cao.
Các bước thi công sơn epoxy tự san phẳng chuẩn nhất 2022
Quy trình thi công sơn epoxy tự san phẳng phải được thực hiện theo từng bước và đạt đúng kỹ thuật. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong quá trình thi công nhằm phát huy tối đa công dụng của dòng sơn này. Trước khi thi công sơn epoxy tự san phẳng, đầu tiên bạn cần đánh giá chất lượng sàn thi công để kịp thời khắc phục nhược điểm trước.
- Đối với bề mặt sàn đạt tiêu chuẩn, đây là loại sàn lý tưởng có đặc điểm phẳng mịn và khô. Trước khi đổ bê tông, bề mặt nền đạt chuẩn khi đã xử lý chống thấm ngược như lót nilon, vải bạt.
- Trường hợp mặt nền không đạt tiêu chuẩn như bị ẩm ướt, không bằng phẳng, bề mặt gồ ghề, xi măng non, bị thấm ngược thì cần phải được xử lý tốt trước khi sơn.
Bước 1: Vệ sinh và xử lý bề mặt sàn thi công
Bước thứ nhất trong quá trình thi công là vệ sinh và xử lý bề mặt sàn sạch sẽ. Đầu tiên, bạn cần chà bề mặt sàn và hút hết bụi bẩn. Thực hiện tốt bước này sẽ giúp cho bề mặt sàn đạt được độ phẳng, sạch bụi và tạo độ bám dính tốt cho lớp sơn. Sau khi vệ sinh xong, tiến hành kiểm tra lại bề mặt và xử lý những vết nứt, khe rãnh để bề mặt thật phẳng.
Bước 2: Thi công sơn lót
Lớp sơn lót có tác dụng tạo độ bám dính và tạo cho bề mặt phủ mịn hơn. Trong quy trình thi công sơn epoxy tự san phẳng, thi công sơn lót có thể thực hiện theo 2 phương pháp tùy thuộc và tài chính và yêu cầu về chất lượng của mỗi công trình.
- Thực hiện phương pháp lăn sẽ có giá thành rẻ hơn vì không yêu cầu kỹ thuật cao. Để thực hiện phương pháp này, bạn cần sử dụng rulo lăn để lăn phẳng mặt sàn.
- Phương pháp thi công sơn lót thứ 2 là sử dụng súng phun. Phương pháp này đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao hơn nên chi phí cũng sẽ đắt hơn. Do vậy mà phương pháp này cũng mang lại hiệu quả và chất lượng cao hơn so với dùng rulo.
Tuỳ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm cũng như phương pháp thi công mà thời gian sơn lót khô sẽ từ 6 – 8 tiếng.
Bước 3: Kiểm tra và xử lý sàn không đạt chuẩn
Đối với những mặt sàn không đạt chuẩn cần phải được xử lý ngay để ngăn ngừa thấm ngược hơi nước và làm tăng độ cứng cho bề mặt sàn, đảm bảo mặt sàn chịu được tải trọng lớn và va chạm mạnh,…
Thực hiện xử lý sàn bằng cách trộn hỗn hợp cát và epoxy theo tỷ lệ nhất định. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, cần trộn với tốc độ cao, sau đó dùng máy chuyên dụng để san phẳng và nén chặt lại lớp này.
Bước 4: Thi công sơn phủ epoxy tự san phẳng
Tiến hành trộn sơn bằng máy khuấy trộn theo tỉ lệ chuẩn. Sau đó đổ sơn ra sàn và dùng cào gạt đều sơn ra bề mặt sàn. Tiếp tục dùng lô gai lăn trên lớp sơn để phá bọt khí. Thi công sơn phủ là bước rất quan trọng nên cần phải được thực hiện tỉ mỉ, cẩn thận để bề mặt sàn đạt chuẩn theo yêu cầu và thẩm mỹ.
Bước 5: Nghiệm thu và bàn giao công trình cho chủ dự án
Đây là bước kiểm tra chất lượng bề mặt sàn đã đạt chuẩn chưa. Sau khoảng 24 giờ, lớp sơn trên bề mặt sàn sẽ khô. Tuy nhiên, thời gian nghiệm thu công trình sẽ khoảng 3-4 ngày sau khi thi công xong lớp sơn phủ. Nghiệm thu xong là có thể bàn giao công trình cho chủ đầu tư.
Quá trình thi công sơn epoxy tự san phẳng đòi hỏi thợ thi công phải có tay nghề cao, thông thạo từng bước. Chính vì vậy mà việc lựa chọn đơn vị cung cấp và thi công sơn epoxy chuyên nghiệp là điều vô cùng cần thiết. Để được tư vấn và hỗ trợ báo giá sơn sàn nhà xưởng epoxy tự san phẳng đúng kỹ thuật, hãy liên hệ ngay với Tín Phát qua hotline HOTLINE 0981.473.638.
Bài viết 5 Bước thi công sơn epoxy tự san phẳng chuẩn theo kỹ thuật đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sơn Epoxy Tín Phát.
source https://sonsanepoxy.vn/5-buoc-thi-cong-son-epoxy-tu-san-phang-chuan-theo-ky-thuat/
Nhận xét
Đăng nhận xét