Phân biệt sơn gốc nước với gốc dầu

Sơn epoxy lên các bề mặt không chỉ đảm bảo về mặt vệ sinh mà còn nâng cao khả năng chịu lực và chống được độ mài mòn cho bề mặt. Đặc biệt có khả năng kháng khuẩn và kháng luôn các loại hóa chất thông dụng. Sơn epoxy có 2 dòng sơn chính đó là sơn epoxy gốc nước và sơn epoxy gốc dầu. Vậy chúng khác nhau như thế nào. Mời bạn đọc tham khảo bài viết “Phân biệt sơn gốc nước với gốc dầu” của Sơn Epoxy Tín Phát để đưa ra lựa chọn phù hợp khi thi công.

Sơn Epoxy Tín Phát khai-niem-son-nuoc-goc-dau

Tìm hiểu về sơn epoxy gốc nước và gốc dầu

Sơn epoxy gốc nước là gì? Đây là dòng sơn sử dụng dung môi gốc nước chuyên dụng để sơn phủ trực tiếp lên các loại bề mặt bê tông, kim loại, hợp kim nhằm bảo vệ và tăng cường các tính năng tốt cho bề mặt. Vì vậy Sơn epoxy gốc nước được ứng dụng rất nhiều trong thực tế và đang trở thành sự lựa chọn hàng đầu trong thi công sơn sàn epoxy hiện nay.

Xem thêm: Ưu điểm và quy trình của sơn epoxy gốc dầu

Sơn epoxy gốc dầu là dòng sơn hai thành phần bao gồm hệ gốc dầu và dung môi. Có tác dụng bảo vệ bề mặt và gia cố mặt sàn. Sơn epoxy gốc dầu là  loại sơn epoxy được nhiều khách hàng và nhà thầu đánh giá cao về chất lượng. Sơn và ứng dụng nhiều trong sơn nền nhà xưởng, các sàn bệnh viện, những nhà máy xí nghiệp sản xuất thực phẩm,…Ngoài ra, sơn còn sử dụng để sơn cho các kết cấu thép, sắt thép, ngành công nghiệp đóng tàu.

Sơn Epoxy Tín Phát son-epoxy-goc-nuoc

Phân biệt sơn gốc nước với gốc dầu

Sơn Epoxy gốc nước Sơn epoxy gốc dầu
Dung môi sử dụng dung môi gần như toàn bộ là nước sử dụng dung môi hữu cơ, điển hình là khoáng chất turpentine
Cấu tạo Chủ yếu được tạo thành từ nước, giải phóng ít VOC vào không khí, thân thiện với môi trường và an toàn với sức khỏe Được tạo thành từ hóa dầu và thực vật, đẩy hơi vào khí quyển khi bay hơi, có mùi nồng hăc, tiếp xúc nhiều gây đau đầu, buồn nôn, kích ứng da.
Độ sáng Độ sáng ở mức tương đối, duy trì trong thời gian dài Độ sáng cao, tuy nhiên độ sáng bị mất dần theo thời gian
Độ bền Tính linh hoạt cao, cho phép sơn mở rộng và co lại theo điều kiện thời tiết, khiến chúng ít bị nứt hơn. Có khả năng chống hao mòn tuyệt vời, tuy nhiên sơn khô nên không có tính linh hoạt, dễ bị nứt, giòn và phấn theo thời gian
Điều kiện thi công Trong điều kiện thời tiết bất lợi sơn không hoạt động tốt. Độ ẩm và nhiệt độ thấp thời gian khô chậm, nhiệt độ cao lại khiến sơn khô quá nhanh. Làm ảnh hưởng đế kết quả hoàn thành, cũng như hiệu suất lâu dài của sơn. chịu được nhiều điều kiện thời tiết khác nhau, nhiệt độ và độ ẩm không ảnh hưởng lớn đến ứng dụng, thời gian khô và hiệu suất sơn lâu dài.
Điều kiện bề mặt Sơn có thể hấp thụ độ ẩm nên chịu được một lượng nhỏ độ ẩm trên bề mặt trước khi thi công. Lớp sơn sẽ bị mỏng nhưng không làm ảnh hưởng đến khả năng liên kết bám dính trên bề mặt sơn đẩy nước nên không thể tạo liên kết bám dính mạnh với bề mặt. Chính vì vậy phải làm khô hoàn toàn bề mặt trước khi thi công.
Vệ sinh Dễ dàng làm sạch bằng nước Trong quá trình làm sạch yêu cầu turps hoặc chất pha loãng đặc biệt khác

Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào chưa được giải đáp liên hệ ngay với Sơn Epoxy Tín Phát qua sơn nền epoxy hoặc hotline: 0981.473.638 để được phục vụ tốt nhất.

 

Bài viết Phân biệt sơn gốc nước với gốc dầu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sơn Epoxy Tín Phát.



source https://sonsanepoxy.vn/phan-biet-son-goc-nuoc-voi-goc-dau/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Kinh nghiệm sơn chống thấm hiệu quả cho tường trong nhà

Hướng dẫn sơn phủ Epoxy đơn giản, dễ làm tại nhà

Cách sử dụng keo AB dán đá hoa cương mang lại hiệu quả sử dụng cao