Sơn epoxy chống cháy cho kết cấu thép cho nhà xưởng
Ngày nay các tòa nhà cao tầng, nhà kho, nhà xưởng, bệnh viện, … thường được xây dựng bằng sắt thép. Khi có đám cháy xảy ra khả năng sập khung sắt thép xuống là rất cao. Sơn epoxy chống cháy cho kết cấu thép là giải pháp tiết kiệm và tối ưu nhất để đảm bảo khi có sự cố hỏa hoạn không bị sập khung. Chính vì vậy đây là dòng sơn được các doanh nghiệp ưa chuộng để bảo vệ cho công trình của mình. Cùng Sơn Epoxy Tín Phát tìm hiểu về loại sơn epoxy chống cháy này nhé.
Sơn epoxy chống cháy cho kết cấu thép là gì?
Đây là loại sơn dùng để phủ lên bề mặt kim loại nhằm bảo vệ chúng khỏi những tác động không mong muốn từ lửa. Khi tiếp xúc với ngọn lửa có nhiệt độ cao, lớp sơn phủ chống cháy này sẽ trương phình lên dạng tổ ong. Hình thành bức tường ngăn cách lửa với bề mặt kim loại. Đồng thời tạo ra các chất khí không bắt lửa có tác dụng duy trì nhiệt độ bề mặt sắt thép ổn định luôn ở mức an toàn. Đảm bảo cho kết cấu sắt thép đứng vững trong đám cháy lên tới 180 phút. Thời gian này đủ để cho đơn vị PCCC tiếp cận và xử lý đám cháy.
Các nhãn hiệu sơn chống cháy cho kết cấu thép tiêu biểu:
+ Sơn epoxy chống cháy Kova
+ Sơn Epoxy Benzo
+ Sơn chống cháy Rainbow FM 1000
+ Sơn chống cháy Thế Hệ Mới
+ Sơn chống cháy KCC
+ Sơn chống cháy 3P
+ Sơn chống cháy SHI
Cấu tạo sơn epoxy chống cháy cho kết cấu thép
Các thành phần cấu tạo nên một sản phẩm sơn chống cháy kết cấu thép bao gồm:
+ Nhựa epoxy kết hợp với chất rắn Polyamide
+ Vật liệu Chlor
+ Chất chống cháy Poly Phosphor
+ Chất tạo xốp cách nhiệt
+ Dung môi hữu cơ
+ Bột màu và chất phụ gia đặc biệt
+ Các chất phụ gia khác
Ưu nhược điểm của sơn chống cháy cho kết cấu thép
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Quy trình thi công sơn epoxy chống cháy cho kết cấu thép
Việc thi công sơn epoxy chống cháy kết cấu thép khá phức tạp, thực hiện sơn nhiều lớp sơn lên bề mặt kết cấu thép nên rất dễ xảy ra sự cố. Chính vì vậy, quy trình thi công đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt nhằm đảm bảo chất lượng cho công trình.
Xử lý bề mặt khung kết cấu thép
Đây là bước quyết định tính hiệu quả và thẩm mỹ của dòng sơn chống cháy.
Sử dụng máy phát cát hoặc máy phun bi để loại bỏ các vết rỉ sét, tẩy sạch cặn bẩn. Sau đó làm sạch bề mặt bằng khí khô, bàn chải, máy hút bụi,… Đảm bảo bề mặt thi công được làm sạch và khô.
Tiến hành sơn lót chống rỉ
Sơn lớp lót chống rỉ bằng cọ, chổi, rulo hoặc súng phun sơn. Nên thực hiện sơn trong nhà có mái che, tránh mưa tạt vào làm hao hụt và ảnh hưởng đến chất lượng của lớp sơn. Lớp sơn này giúp bề mặt thép chống rỉ và tạo chân bám bền vững cho lớp sơn chống cháy. Trong quá trình sơn đảm bảo sơn đều lên bề mặt vật liệu với độ dày khoảng 50 µm – 80 µm. Thời gian khô tối đa là 30 phút.
Sơn phủ lớp sơn chống cháy
Tiến hành phun sơn phủ chống cháy lên bề mặt cần thi công sau khi lớp sơn lót chống rỉ khô. Đây là lớp sơn ngăn cách giữa ngọn lửa và bề mặt kết cấu thép cần bảo vệ. Thời gian chống cháy phụ thuộc vào độ dày của lớp sơn được phun lên.
>> Xem thêm: Thi công sơn epoxy nhà xưởng
Sơn phủ màu sắc lên bề mặt thi công
Lớp sơn phủ màu sắc là lớp áo bảo vệ, đồng thời là lớp trang trí cho bề mặt kết cấu thép. Ngoài đảm bảo tính thẩm mỹ nó còn có tác dụng phòng chống cháy nổ cho bề mặt.
Nghiệm thu công trình
Sử dụng dụng cụ đo độ dày để kiểm tra lớp sơn có đạt được tiêu chuẩn về thời gian chống cháy không. Màng sơn phải đẹp có tính thẩm mỹ cao. Sau đó, liên hệ với đơn vị có chức năng kiểm định chống cháy cho kết cấu sắt thép như Bộ công an.
Để được tư vấn, hỗ trợ MIỄN PHÍ về sơn epoxy chống cháy cho kết cấu thép và nhận báo giá thi công sơn chống cháy cho kết cấu thép. Quý khách vui lòng liên hệ qua website hoặc hotline: 0966.055.006 cũng như nhận được nhiều các ưu đãi, tiết kiệm đến 20%.
Bài viết Sơn epoxy chống cháy cho kết cấu thép cho nhà xưởng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sơn Epoxy Tín Phát.
source https://sonsanepoxy.vn/son-epoxy-chong-chay-cho-ket-cau-thep/
Nhận xét
Đăng nhận xét