So sánh sơn epoxy và sơn tĩnh điện – Sơn Epoxy Tín Phát
Sơn epoxy và sơn tĩnh điện đều là các dòng sơn được sử dụng phổ biến hiện nay. Vậy so sánh sơn epoxy và sơn tĩnh điện giống và khác nhau như thế nào? Cùng Sơn Epoxy Tín Phát tìm hiểu rõ hơn về 2 dòng sơn này nhé.
Sơn Epoxy là gì?
Sơn Epoxy là hỗn hợp pha trộn giữa hai thành phần là hợp chất Epoxy và phần đóng rắn. Phần đóng rắn bao gồm: chất hoạt động bề mặt, chất làm mịn, chất tạo màu, dung môi và các phụ gia khác. Được pha chế theo tỷ lệ phù hợp tùy theo mục đích sử dụng và hướng dẫn của nhà sản xuất tạo nên liên kết chặt chẽ giữa các phân tử sơn.
Vài nét về sơn tĩnh điện
Sơn tĩnh điện là hỗn hợp bột được sản xuất từ bột sơn bao gồm hợp chất polymer hữu cơ, curatives, chất làm đều màu, bột màu và các chất phụ gia khác. Sơn tĩnh điện được phủ dưới dạng bột khô được gia nhiệt, sử dụng phương pháp tích điện cho bột sơn để tạo ra sự bám dính cho màng sơn, nhằm mang lại chất lượng luôn đồng đều và gắn chặt với bề mặt. Sơn tĩnh điện thường được dùng để phủ kim loại như thiết bị gia dụng, nhôm định hình, các bộ phận của ô tô, xe máy, xe đạp…
So sánh sơn epoxy và sơn tĩnh điện
+ Về chất lượng
– Sơn epoxy: Mức bộ bảo vệ mặt sàn gần như là tuyệt đối. Khả năng chống chịu tác động của ngoại lực tốt, chịu tải trọng cao, chịu va đập, cọ xát hoàn hảo. Tuổi thọ cao, đôi khi là gấp đôi, gấp ba so với sàn bê tông bình thường. Sở hữu khả năng chống các tác nhân gây hại ăn mòn nguy hiểm như axit, dầu mỡ, bụi bẩn, bazo, hóa chất,…
– Sơn tĩnh điện: Tuổi thọ thành phẩm của sơn tĩnh điện cao. Khó bị ăn mòn bởi các tác nhân hóa chất, hóa học hay thời tiết.
+ Về kinh tế:
– Sơn epoxy: Giá thành sơn epoxy cao hơn các loại sơn thông thường. Tính về lâu dài thì loại sơn này tiết kiệm được các chi phí sửa chữa, nâng cấp. Hiệu quả kinh tế cao.
– Sơn tĩnh điện mang đến lợi ích cao về mặt kinh tế. Bột sơn dư trong quá trình phun sơn được thu hồi và tái sử dụng triệt để. Giá thành sơn tĩnh điện sẽ rẻ hơn sơn epoxy.
+ Về đặc tính sử dụng:
– Sơn epoxy: Quy trình thi công sơn epoxy đòi hỏi những yêu cầu khắt khe, thợ thi công phải tuân thủ đúng quy trình để đảm bảo chất lượng công trình.
– Sơn tĩnh điện: Quy trình sơn được thực hiện tự động hóa dễ dàng bằng cách sử dụng hệ súng phun sơn tự động. Dễ dàng vệ sinh khi bột sơn bám lên người mà không cần dùng dung môi.
+ Độ bền
– Sơn epoxy: Độ bền cứng, cách điện tốt, sử dụng được 5 – 15 năm
– Sơn tĩnh điện: Khi đóng rắn, sơn tĩnh điện tạo thành lớp bảo vệ kém hơn so với son Epoxy. Tùy vào mục đích sử dụng sẽ có các lựa chọn thay thế để cung cấp một lớp phủ lâu dài hơn.
+ Tính thẩm mỹ
– Sơn epoxy: Màng sơn epoxy luôn có độ sáng bóng, bóng mờ, mượt mà và mịn màng. Tổng quan nhìn rất đẹp mắt, nâng cao thêm sự chuyên nghiệp cho các chủ thầu, doanh nghiệp và thẩm mỹ cho công trình. Sơn epoxy sở hữu bảng màu rất đa dạng, có thể chọn màu theo sở thích.
– Sơn tĩnh điện: Do kĩ thuật sơn thực hiện dựa trên nguyên tắc tĩnh điện, nên khi lớp sơn ở khu vực nào đó quá dày, mật độ điện tích dương (+) sẽ đẩy ra xung quanh, ngăn không cho bột sơn tập trung quá nhiều một khu vực. Làm cho bề mặt kim loại sau khi sơn không những đồng đều, láng mịn mà còn màu sắc cũng được đồng nhất và lên màu chuẩn.
+ Thân thiện với môi trường
– Sơn epoxy: Thành phần sơn thân thiện với môi trường, an toàn với sức khỏe, không tạo mùi khó chịu. Tuy nhiên có một số dòng sơn có thành phần bay hơi độc hại khi thi công như sơn dầu epoxy. Chính vì vậy, nhà sản xuất đã đưa ra khuyến nghị sau 7 ngày khi sơn mới bắt đầu đưa vào sử dụng
– Sơn tĩnh điện an toàn với môi trường. Do không sử dụng dung môi hay hợp chất hữu cơ nên sơn tĩnh điện sẽ không gây hại cho môi trường trong quá trình thi công. Chất thải có thể xử lí trong bãi rác nên sẽ không gây nguy hại đến môi trường.
+ Chủng loại
– Sơn epoxy đa dạng về chủng loại giúp người dùng có nhiều lựa chọn. Đáp ứng tốt nhất mục đích và nhu cầu của người dùng. Phù hợp với nhiều các bề mặt công trình đặc thù khác nhau.
– Sơn tĩnh điện: Bột sơn tĩnh điện có hai loại chính là sơn tĩnh điện khô và sơn tĩnh điện ướt. Sơn tĩnh điện khô sử dụng sơn bột,được sử dụng cho các sản phẩm bằng kim loại như sắt, thép, inox, nhôm,… Sơn tĩnh điện ướt được dùng cho các loại nhựa, gỗ, kim loại.
Bài viết So sánh sơn epoxy và sơn tĩnh điện – Sơn Epoxy Tín Phát đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sơn Epoxy Tín Phát.
source https://sonsanepoxy.vn/so-sanh-son-epoxy-va-son-tinh-dien-son-epoxy-tin-phat/
Nhận xét
Đăng nhận xét