Kỹ thuật thi công sơn Epoxy gốc nước
Khi thi công những công trình dần hoàn thiện, người ta sẽ tìm kiếm các loại sơn phủ đẹp và bền màu nhất. Trong đó, đa phần người dùng sẽ chọn sơn gốc nước vì tính ưu việt so với các dòng sơn bình thường. Vậy sơn gốc nước có ưu điểm gì và kỹ thuật thi công sơn epoxy hệ nước ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.
Tính ưu việt của sơn Epoxy hệ nước
+ Dòng sơn gốc nước này có thể chịu đựng được sự khắc nghiệt của thời tiết, bụi bẩn môi trường, bền màu, chống thấm, chống ẩm và chịu được hóa chất.
+ Bề mặt sơn chịu mài mòn, trầy xước tốt, ngoài ra còn có độ bám dính kết cấu tuyệt vời.
+ Sơn Epoxy gốc nước rất dễ thực hiện thi công và làm sạch sau khi sử dụng xong.
+ Sơn này đặc biệt không độc hại khi sử dụng thi công vì dung môi là nước.
+ Dòng sơn có chất cao cấp, phù hợp với tất cả các loại khí hậu Việt Nam.
+ Ít khi xảy ra sự cố so với dòng sơn gốc dầu, đồng thời hạn sử dụng lâu hơn các loại sơn thông thường.
Với những đặc tính ưu việt trên, sản phẩm được lựa chọn để sơn phủ toàn diện để hoàn thiệt các công trình kết cấu bê tông, sàn xưởng, khu vực đi lại, thí nghiệm, sơn chống thấm tường, kho chứa hàng…
Kỹ thuật thi công sơn Epoxy gốc nước
Chuẩn bị
+ Chuẩn bị bề mặt sàn
Trong điều kiện thường, tất cả các bề mặt thi công bê tông mới phải để sau 28 ngày mới bắt đầu sơn. Bề mặt bê tông phải được dùng máy làm phẳng và đánh bóng.
Tất cả các bề mặt phải có độ bóng, không gồ ghề, mấp mô, không có lỗ hổng và vết nứt. Nếu có những vết đó, chúng ta phải tiến hành sửa chữa những vị trí hỏng, gập ghềnh cũng như xử lý ẩm với các vị trí có độ ẩm cao trước khi tiến hành bước thi công sơn.
Đối với bề mặt sàn cũng vậy, chúng phải vệ sinh sạch sẽ bề mặt sàn, sàn phải sạch sẽ, khô ráo, không dính dầu mỡ hay các tạp chất khác.
+ Chuẩn bị dụng cụ thi công
Súng phun, dụng cụ phun sơn thông thường.
Chúng ta có thể sử dụng cọ lăn, rulo cho những khu vực có tiết diện nhỏ nhung phải đảm bảo sơn có độ dày đúng quy định.
Thi công lớp sơn lót
Sử dụng sơn lót là lựa chọn của rất nhiều người cho công trình có họ, chúng đơn giản là lớp kết nối bề mặt giữa lớp sơn phủ và bê tông. Đây cũng là công việc mà tất cả chúng ta cần lưu ý trong quá trình sơn để hoàn thiện hơn sản phẩm.
Muốn có một lớp sơn lót bám dính và lớp sơn phủ Epoxy đẹp, chúng ta cần phải làm công tác vệ sinh và trám vá hết sức kỹ lưỡng.
Thi công lăn lớp sơn lót đều đặn, tránh trường hợp bỏ xót, lăn chỗ dày chỗ mỏng, ảnh hưởng đến lớp sơn phủ gốc nước sau này.
Thi công lớp sơn phủ
Chúng ta cần phải kiểm tra kỹ lớp sơn lót trước để phải đảm bảo rằng lớp sơn lót đã hoàn toàn khô ráo, sau đó có thể sơn Epoxy gốc nước. Khi pha sơn, cần chú ý liều lượng, tỷ lệ nhất định được ghi trong hướng dẫn. Nếu trong quá trình pha sơn, chúng ta sơ xuất không đúng tỷ lệ sẽ gây lỗi, không thể kết đông bề mặt khi pha quá loãng.
Sau đó dùng máy trộn sơn, đánh đều 2 thành phần với nhau. Sau đó dùng lọ lăn hoặc máy phun sơn, phun lớp đầu tiên, sau đó chờ từ 4 -8 tiếng cho bề mặt khô mới được sơn lớp thứ 2. Sau quá trình thi công, bạn hãy rửa sạch dụng cụ thật sạch sẽ nhé.
Kiểm tra và nghiệm thu công trình
Bước cuối cùng là kiểm nghiệm và hoàn tất công trình thi công.
Trên đây là kỹ thuật thi công sơn Epoxy gốc nước chuẩn xác nhất. Hãy thực hiện theo để có một công trình hoàn hảo nhé. Chúc bạn thành công!
Bài viết Kỹ thuật thi công sơn Epoxy gốc nước đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sơn Epoxy Tín Phát.
source https://sonsanepoxy.vn/ky-thuat-thi-cong-son-epoxy-goc-nuoc/
Nhận xét
Đăng nhận xét